Home > SEO

Google Knowledge Graph là gì? Cách tạo bảng tri thức Google

Sơ đồ tri thức là gì?
Mục lục nội dung

Khi bạn tìm kiếm tên một bộ phim trên Google, bên phải kết quả trả về sẽ xuất hiện 1 bảng thông tin giới thiệu diễn viên, doanh thu, nhân vật, các bộ phim liên quan… Đó là các bảng tri thức và là 1 phần của sơ đồ tri thức.

Vậy Google Knowledge Graph là gì? và làm cách nào để xuất hiện trong Google Knowledge Graph. cùng SEO69 tìm hiểu nhé!

Google Knowledge Graph hay sơ đồ tri thức Google là một cơ sở dữ liệu khổng lồ cho phép Google cung cấp các câu trả lời ngay lập tức của người dùng.

Các câu trả lời được hiển thị trong hộp thông tin bên cạnh kết quả tìm kiếm

Với sơ đồ tri thức, Google đang cố gắng xây dựng thông tin về các mối liên hệ giữa con người, sự vật, sự việc… trong thời gian thực.

Giống như một cấu trúc tinh thể nguyên tử với các điểm nút được gọi là các Entities – thực thể.

Ví dụ với thực thể A về con người có các thông tin như: tên, ngày sinh, quê quán, công việc… và mối quan hệ của A với các thực thể khác như: đồng nghiệp với B, là chồng của C…

Sơ đồ tri thức cung cấp nhiều thông hơn về đối tượng trong bảng tìm kiếm. Bạn sẽ thấy chúng:

  • Ở phía trên bên phải của SERPs trên máy tính để bàn,
  • Trên đầu kết quả tìm kiếm trong thiết bị di động.
Google knowledge graph

Bảng tri ​​thức là các hộp thông tin xuất hiện trên Google khi bạn tìm kiếm các thực thể (con người, địa điểm, tổ chức, sự vật) nằm trong Sơ đồ tri thức. Những hộp thông tin này nhằm mục đích giúp bạn có được thông tin nhanh về một chủ đề dựa trên hiểu biết của Google về nội dung có sẵn trên web.

Google

Bảng tri thức là 1 trong những cách mà Google phản hồi lại truy vấn tìm kiếm dựa trên tri thức đã thu thập được trong sơ đồ tri thức.

Bảng tri thức cung cấp thông tin quan trọng mà người dùng có thể đang tìm kiếm và hiển thị các kết nối với những người, địa điểm, tổ chức có liên quan khác.
Bảng tri thức có thể hiển thị dữ liệu về:

Doanh nghiệp địa phương hoặc thương hiệu – cũng có thể được đưa vào Sơ đồ tri thức và có cơ hội xuất hiện trong bảng tri thức.

Sơ đồ tri thức bao gồm các “thực thể” – tồn tại dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất có thể được xác định rõ ràng như: con người, đồ vật, địa điểm, tổ chức.

Các thực thể có thể có nhiều thuộc tính định danh: tên, kiểu dữ liệu, mô tả (Ví dụ như số điện thoại, email, địa chỉ ghi trong phần giới thiệu).

Google tham khảo nhiều nguồn để lấy dữ liệu cho Sơ đồ tri thức:

Việc đảm bảo rằng Google có thể tìm thấy thông tin chi tiết về thực thể của bạn trong nhiều nguồn nhất có thể là một bước quan trọng quyết định đến việc xuất hiện trong Sơ đồ tri thức.

Lợi ích khi xuất hiện trong Knowledge Graph

Xuất hiện trong Sơ đồ tri thức có thể mang lại nhiều lợi ích. Bao gồm:

  • Cơ hội xuất hiện trong Bảng tri thức.
  • Thông tin nổi bật được hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
  • Tăng cơ hội xuất hiện cho các truy vấn ngôn ngữ tự nhiên (ví dụ: trong tìm kiếm bằng giọng nói).
  • Được người dùng tín nhiệm và tin tưởng hơn.

Độ phổ biếnđộ uy tín là 2 điểm cốt lõi nếu như bạn muốn xuất hiện trong Sơ đồ tri thức.

Google thu thập dữ liệu trên nhiều nguồn, nếu “thực thể” của bạn có đủ độ phổ biến (được nhắc tới) và uy tín (xuất hiện trên các trang uy tín) Google sẽ cân nhắc hiển thị trong sơ đồ tri thức.

Quy trình dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng xuất hiện trong Google Knowledge Graph:

  1. Kiểm tra những gì đã có trong Sơ đồ tri thức.
  2. Cải thiện nội dung và cấu trúc Website.
  3. Tối ưu từ khóa.
  4. Sử dụng dữ liệu có cấu trúc.
  5. Tạo trang Wikipedia và Wikidata.
  6. Tạo profile trên các nguồn uy tín.
  7. Tạo Google My Business.

1. Kiểm tra những gì đã có trong Sơ đồ tri thức

The Knowledge Graph Search API cho phép bạn kiểm tra trực tiếp thông tin có trong Sơ đồ tri thức. Nó sử dụng các kiểu đánh dấu dữ liệu Schema định dạng JSON-LD.

API hiển thị dữ liệu có sẵn về các thực thể đã được xác định. Bạn có thể xem cách Google xác định thực thể và mối quan hệ giữa các thực thể với nhau.

Không phải tất cả dữ liệu trong Sơ đồ tri thức sẽ hiển thị trong Bảng tri thức vì vậy đây là bước đầu tiên cần thực hiện.

2. Cải thiện nội dung và cấu trúc Website

Điều đầu tiên cần lưu ý là hệ thống của Google cần xác định các thông tin chính xác về thực thể để đưa chúng vào Sơ đồ tri thức.

Đó là lý do tại sao tên thực thể cần xuất hiện thường xuyên và ở những nơi quan trọng trên website.

Máy học của Google xác định thực thể trên trang theo mô hình semantic triplets phân theo: Chủ ngữ – Vị ngữ – tân ngữ.

Lấy ví dụ đơn giản: “Hải đấm Hùng.”

Các thực thể trong câu có thể biểu diễn trong mô hình RDF như sau:

  • http://example.name#Hải
  • http://xmlns.com/foaf/0.1/đấm
  • http://example.name#Hùng

Đảm bảo rằng nội dung nói về bạn luôn đồng nhất và chính xác. Sử dụng động từ “là” như SEO69 là…, Google là… để nhấn mạnh định nghĩa thực thể với Google.

Trang giới thiệu doanh nghiệp, trang giới thiệu tác giả cực kỳ hữu ích khi khai báo thực thể.

Hãy nhớ rằng không phải tất cả nội dung đều đủ điều kiện xuất hiện trong Sơ đồ tri thức.

Google sẽ không lập chỉ mục các nội dung vi phạm chính sách về Sơ đồ tri thức như lừa đảo, khủng bố, tục tĩu, quấy rối, kích động thù địch…

Hơn nữa, chỉ những thông tin mà Google cho là quan trọng và đại diện cho tổ chức hay cá nhân mới được chấp nhận.

Nội dung cần có sự nhất quán, chính xác được cập nhật thường xuyên và có bằng chứng đối chiếu rõ ràng.

3. Tối ưu từ khóa

Tất cả nội dung về thực thể cần sử dụng từ khóa để hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google.

Với các bản cập nhật thuật toán cốt lõi từ khóa không còn ảnh hưởng nhiều như cách đây vài năm, nhưng chúng vẫn ảnh hưởng nhất định đến nội dung của bạn, đặc biệt nếu bạn muốn xuất hiện trên Sơ đồ tri thức.

Từ khóa của bạn nên hiển thị ở những nơi sau:

  • URL
  • Thẻ tiêu đề & H1
  • Mô tả meta
  • Tên hình ảnh và mô tả thay thế
  • Các đoạn mở đầu, thân bài và kết luận

Cần phân bổ mật độ từ khóa hợp lý, tránh tình trạng Spam, nhồi nhét vì Google có thể phạt cả website của bạn.

4. Sử dụng dữ liệu có cấu trúc

Sử dụng dữ liệu có cấu trúc Schema.org markup giúp Google dễ dàng hơn trong việc xác định thông tin thực thể.

Dữ liệu có cấu trúc

Dưới đây là một số kiểu đánh dấu và thuộc tính cụ thể mà bạn nên bổ sung vào website:

  • Organization schema để khai báo thông tin chi tiết về công ty hoặc doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp có vị trí cụ thể, bạn có thể sử dụng schema LocalBusiness. Đối với một cá nhân , hãy sử dụng Person schema.
  • Thuộc tính sameAs là giúp các công cụ tìm kiếm tham chiếu chính xác đến nguồn các thông tin về thực thể. Bạn nên đặt liên kết đến các nguồn đáng tin cậy như liên kết đến các mạng xã hội, Wikidata hoặc Wikipedia.

Nếu bạn chưa quen với dữ liệu có cấu trúc, hãy truy cập hướng dẫn của Google về dữ liệu có cấu trúc.

5. Tạo trang Wikipedia và Wikidata

WikidataWikipedia là những nguồn thông tin chính cho Sơ đồ tri thức. Chúng rất quan trọng trong việc xác định các thực thể, ngữ cảnh, chủ đề và mức độ liên quan.

Nếu thực thể của bản xuất hiện trên 2 trang này sẽ có khả năng cao hiển thị trong bảng tri thức tuy nhiên bạn vẫn có thể vào Sơ đồ tri thức mà không có nó.

Từ bản cập nhật thuật toán về Knowledge Graph chính thức được áp dụng, Google ngày càng sử dụng nhiều nguồn dữ liệu hơn ngoài Wikipedia trong Bảng tri thức.

Tính đến thời điểm hiện tại, theo báo cáo của Kalicube’s đo lường ở Hoa Kỳ:

  • 59,5% số Bảng tri thức trên Google có nguồn từ Wikipedia.
  • 30,37% thậm chí không có nguồn.
  • Khoảng 10% còn lại  trích nguồn từ các website khác như crunchbase, linkedin….
List of sources cited in Knowledge Panels

Điều này đặc biệt hữu ích vì không phải ai cũng may mắn có một bài viết riêng về chúng trên Wikipedia.

Tạo một bài báo trên Wikipedia là một quá trình đầy thử thách và lâu dài. Bạn có thể xuất hiện trên Knowledge Graph nhưng chưa chắc đã xuất hiện trên Wikipedia.

Cả Wikipedia và Sơ đồ tri thức đều yêu cầu bạn phải có mức độ đáng chú ý nhất định để không bị xóa bài đăng, mức độ yêu cầu của Wikipedia thực sự cao hơn nhiều.

Nếu bạn muốn tạo bài viết trên Wikipedia, hãy tự làm quen với chính sách và hướng dẫn của Wikipedia và tuân thủ chúng chặt chẽ.

Nhưng nếu bạn thường được nhắc đến trong nhiều nguồn khác nhau, người khác có thể tạo trang Wikipedia cho bạn và bạn vẫn có thể xuất hiện trong sơ đồ tri thức mà không cần bài viết trên Wikipedia.

6. Tạo profile trên các nguồn uy tín

Google lấy thông tin của mình từ nhiều nguồn và chứng thực / kiểm tra chéo thông tin đó trên nhiều nguồn khác trước khi đưa thương hiệu vào Sơ đồ tri thức.

Đảm bảo rằng thực thể của bạn xuất hiện trên nhiều trang Web có độ uy tín cao và đáng tin cậy ưu tiên những website cùng lĩnh vực.

Thực thể của bạn càng xuất hiện nhiều trong các bài báo, bài phỏng vấn, tài liệu tham khảo, các mạng xã hội.. thì bạn càng có nhiều cơ hội xuất hiện trong sơ đồ tri thức.

Một trong những mẹo cho vấn đề này chính là tạo profile trên các Website đã xuất hiện trong Bảng tri thức.

Bạn nên tạo và tối ưu hóa profile trên Crunchbase, LinkedInBloomberg cũng như các trang mạng xã hội, tin tức khác.

Thông tin xuất hiện về bạn hoặc doanh nghiệp của bạn phải nhất quán trên các nguồn.

7. Tạo Google My Business

Nếu bạn có một doanh nghiệp với vị trí thực tế, bạn có thể (nên) tạo trang Google My Business. Đây là một nguồn thông tin uy tín của chính Google.

Sau khi bạn xác minh quyền sở hữu, doanh nghiệp của bạn sẽ đủ điều kiện để xuất hiện dưới dạng a listing in Google Map và bảng đại diện cho Bảng tri thức.

Xem có bao nhiêu dữ liệu về doanh nghiệp ngay từ kết quả tìm kiếm:

Google my business panel

Bạn có thể bao gồm thông tin chi tiết của công ty bạn như giờ mở cửa hoặc địa chỉ. Nó có thể bao gồm các liên kết, đánh giá, Hỏi & Đáp, hình ảnh, v.v.

Đảm bảo rằng tất cả thông tin trên Google My Business luôn nhất quán về tên, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ trang web, v.v. Bằng cách này, Google sẽ biết rằng doanh nghiệp thuộc về một thực thể.

Có nhiều trường hợp Google đủ dữ liệu đưa thực thể vào trong bảng tri thức tuy nhiên lại chưa có ai xác nhận quyền sở hữu bảng tri thức này. Cùng xem ví dụ:

xác nhận google knowledge graph

Trong trường hợp này, nếu muốn sở hữu bảng tri thức “Ngo Ba Kha” bạn cần xác minh mình với tư cách là đại diện của tổ chức/ website “Ngo Ba Kha”.

Để làm được điều đó, bạn cần có quyền truy cập vào một trong các tài khoản hoặc hồ sơ chính thức của tổ chức/ công ty.
Các tài khoản này bao gồm:

  • Kênh Youtube
  • Tài khoản Search Console
  • Facebook
  • Twitter

Sau khi được xác minh, bạn có thể yêu cầu các thay đổi thông tin trong bảng tri thức và tác động đến những gì sẽ hiển thị trên Google. Điều này rất hữu ích vì Bảng tri thức được tạo tự động, dựa trên dữ liệu có sẵn.

Bạn có thể yêu cầu thay đổi thông tin liên quan đến nội dung của bảng tri thức, các hình ảnh, logo, liên kết mạng xã hội và hơn thế nữa. Google sẽ xem xét các thay đổi và liên hệ với bạn để trả lời.

Xem từng bước chi tiết này về cách cập nhật Bảng tri thức trên Google.

Ghi chú
  • Sơ đồ tri thức là một cách để Google hiểu ý định của người dùng và mối quan hệ giữa các thực thể trong thế giới thực.
  • Xuất hiện trong Bảng tri thức sẽ giúp bạn nổi bật trong SERPs và tăng khả năng hiển thị cũng như mức độ uy tín của bạn .
  • Người dùng sẽ có thể truy cập thông tin có giá trị về bạn hoặc tổ chức của bạn ngay từ kết quả tìm kiếm và xem các kết nối của bạn với các tổ chức khác.
  • Sơ đồ tri thức của Google là một ví dụ nữa về cách các công cụ tìm kiếm phát triển ngoài đối sánh từ khóa đơn giản.
  • Đó là một bước quan trọng đối với các kết quả tìm kiếm cung cấp các kết quả có ý nghĩa và chính xác theo ý định của người dùng – hãy đảm bảo rằng bạn được hưởng lợi từ nó!
Nguồn
  • Google
  • schema.org
  • vi.wikipedia.org
  • en.wikipedia.org
  • searchenginejournal
  • developers.google.com