Năm 2011, Google giới thiệu đoạn trích chi tiết với tiêu chí hỗ trợ người dùng nhanh chóng tìm thấy câu trả lời mình cần.
Với sự thay đổi đó, trang kết quả không chỉ hiển thị các liên kết xanh lam đơn giản mà còn bổ sung thêm nhiều thông tin khác như: thông tin sự kiện, công thức, giá cả, Rating, Reviews…
Các đoạn trích này giúp kết quả của bạn trở nên nổi bật hơn, thu hút người dùng hơn, gia tăng tỷ lệ nhấp (CTR), lưu lượng truy cập tự nhiên.
Vậy Rich Snippets là gì? Tối ưu chúng bằng cách nào? Trong hướng dẫn này, cùng tìm hiểu về các loại đoạn trích chi tiết cũng như cách sử dụng dữ liệu có cấu trúc để tối ưu chúng hiểu quả.
Rich Snippets (Đoạn trích chi tiết) là các đoạn thông tin bổ sung có thể xuất hiện trong bảng kết quả tìm kiếm bên dưới tiêu đề hoặc thẻ mô tả.
Các đoạn trích chi tiết thường gặp như: đánh giá sao, hỏi đáp, công thức nấu ăn, thời gian trên danh sách sự kiện…
Rich Snippets hiển thị nhiều thông tin hơn về nội dung chính trên một trang giúp người dùng lựa chọn kết quả phù hợp nhất cho truy vấn tìm kiếm của mình.
Có rất nhiều đoạn trích chi tiết được sử dụng trong kết quả tìm kiếm và chúng xuất hiện tùy thuộc vào nội dung của trang.
Các đoạn trích chi tiết phổ biến nhất hiện nay:
Đoạn trích chi tiết | Hiển thị trên SERP |
---|---|
1️⃣ Table Snippet | ✅ Thông tin trong bảng |
2️⃣ Events Snippet | ✅ Tin tức về sự kiện |
3️⃣ Product Snippet | ✅ Thông tin sản phẩm |
4️⃣ Review Snippet | ✅ Nhận xét, đánh giá |
5️⃣ Recipe Snippet | ✅ Đoạn trích dạng công thức |
Đoạn trích đánh giá hiển thị xếp hạng dưới dạng đánh giá sao chi thành 5 mức xếp hạng, trong đó 5 là mức cao nhất và 1 là mức thấp nhất.
Đoạn trích công thức sẽ hiển thị dưới dạng các tính năng như thời gian nấu ăn, thành phần, công thức thực hiện.
Bạn có thể sử dụng dữ liệu có cấu trúc để hiển thị đoạn trích về công thức nấu ăn trên bảng kết quả tìm kiếm.
Đoạn trích dạng bảng thường xuất hiện với các truy vấn liên quan đến âm nhạc, điện ảnh… Các nội dung được thể hiện trong bảng sẽ được trích xuất trong phần mô tả của kết quả tìm kiếm.
Đoạn trích sản phẩm hiển thị thêm các thông tin chi tiết về sản phẩm như giá cả, tình trạng còn hàng, đánh giá sản phẩm và đánh giá xếp hạng.
Đoạn trích sự kiện cung cấp thêm các thông tin về sự kiện như vị trí tổ chức, thời gian, ngày, giờ… trên bảng kết quả tìm kiếm.
Tham khảo đầy đủ các dạng đoạn trích chi tiết và các tính năng của SERP tại Google Search Gallery.
Các đoạn trích chi tiết làm cho một liên kết trở nên hấp dẫn hơn, thu hút nhiều lượt truy cập có lợi cho SEO.
Đoạn trích chi tiết có tiềm năng ứng dụng cực lớn trong ngành thương mại điện tử. Theo nghiên cứu, có tới 85% người dùng sử dụng Google để tra cứu thông tin sản phẩm và ý tưởng mua sắm. 35% doanh số bán hàng xảy ra sau khi nghiên cứu trên Google.
Việc nổi bật trên bảng kết quả tìm kiếm mang lại lợi thế lớn cho các lĩnh vực:
Đoạn trích chi tiết giúp kết quả của bạn trở nên nổi bật hơn trên bảng kết quả tìm kiếm. Ngay cả khi nó không nằm ở vị trí đầu tiên, người dùng có thể sẽ thích nó hơn vì hình ảnh, icon, đánh giá sao, các đoạn thông tin bổ sung được hiển thị trong phần mô tả.
Đoạn trích chi tiết có thể ảnh hưởng đến hành vi người dùng, tăng CTR và tăng Organic traffic. Tuy nhiên chúng không ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình xếp hạng.
John Mueller của Google xác nhận Rich Snippet không phải là một yếu tố xếp hạng trực tiếp:
“Liên quan đến việc sử dụng dữ liệu có cấu trúc nói chung để xếp hạng, tôi nghĩ đó là một việc khó.
Vì vậy, một mặt, chúng tôi sử dụng dữ liệu có cấu trúc để hiểu rõ hơn về các thực thể trên một trang và mức độ liên quan của chúng.
… Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi sẽ hiển thị nó cho nhiều người dùng hơn hoặc nó sẽ xếp hạng tốt hơn. ”
Mặc dù Rich Snippets không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xếp hạng nhưng chúng có thể trở thành công cụ SEO hiệu quả và mang lại kết quả tốt trong các chiến dịch SEO.
Với những lợi ích mang lại, Tối ưu Rich Snippets nên được coi như 1 công việc bắt buộc khi biên tập nội dung.
Để các đoạn trích chi tiết có thể hiển thị trên SERP cần sử dụng dữ liệu có cấu trúc. Google sẽ tiến hành thu thập dữ liệu trang của bạn và hiển thị các đoạn mã này trong bảng kết quả tìm kiếm.
Dữ liệu có cấu trúc bao gồm 2 phần:
Hiện nay, tất cả các công cụ tìm kiếm hiện nay đều hỗ trợ dữ liệu có cấu trúc, vì vậy bạn không cần lo lắng về khả năng tương thích của Schema.org với công cụ tìm kiếm nhất định nào.
Tìm hiểu các trường thông tin trên Schema.org sẽ giúp bạn tìm thấy loại dữ liệu phù hợp cho các chủ đề mà bạn đang tối ưu hóa.
Khi đã có trường dữ liệu phù hợp, tất cả những gì bạn phải làm là viết mã đánh dấu.
Hướng dẫn nâng cao về SEO của Google cung cấp thêm thông tin giúp bạn hiểu hơn về cách thức hoạt động của dữ liệu có cấu trúc.
Khi đã hoàn thành việc đánh dấu dữ liệu cấu trúc, bạn cần kiểm tra lại các đoạn mã này thông qua công cụ validator.schema.org để đảm bảo rằng các công cụ tìm kiếm hiểu và hiển thị nó đúng cách.
Đảm bảo thực hiện và sửa các lỗi dữ liệu được phát hiện bởi công cụ.
Sau khi hoàn kiểm tra với các đoạn mã dữ liệu, mọi thứ đều hoạt động tốt, bạn có thể triển khai các đoạn mã này trên nội dung của mình.
Bạn có thể đo lường hiệu suất của các đoạn mã dữ liệu có cấu trúc thông qua báo cáo trong Google Search Console.
Bạn cũng có thể triển khai theo dõi thẻ thông qua Google Tag Manager. Thẻ GTM có thể được sử dụng để đánh dấu các trang cấu trúc cụ thể và bạn có thể sử dụng các thông tin thu thập được từ các báo cáo này để đánh giá đo lường các đoạn trích chi tiết.
Ghi chú
Rich Snippets giúp kết quả của bạn trở nên nổi bật hơn trong bảng kết quả tìm kiếm, tăng CTR, Organic Traffic.
Các đoạn trích chi tiết nên được coi là 1 tiêu chuẩn Onpage bắt buộc khi biên tập nội dung Website.
Với 1 chiến lược SEO được lên kế hoạch cụ thể và triển khai chính xác, các đoạn trích chi tiết có khả năng mang lại cho bạn những lợi thế khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Nguồn tham khảo trong bài viết:
Ahrefs.com
Google.com
SEMrush.com
SEOquake.com
Search Engine Land
Search Engine Journal
Developers.google.com
Blog
Top Content
Copyright © 2022 SEO69