User Behavior– Hành vi người dùng có phải là yếu tố xếp hạng?
CTR, Dewell time, Bounce rate, Pogo-sticking, likes, comments, shares… có ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng từ khóa?
Một số SEOs khẳng định rằng User Behavior ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng, một số khác trong đó có các đại diện của Google chế nhạo họ bởi hành vi người dùng quá dễ để thao túng bởi tool, bot…
Còn bạn, bạn đứng về phía nào.
Tỷ lệ nhấp (CTR) được tính theo công thức: số lượt nhấp/ số lượt hiển thị.
Ví dụ nếu bạn có 10 lượt nhấp trong tổng số 100 lượt hiển thị, thì CTR sẽ là 10%
CTR phụ thuộc nhiều vào vị trí của trang web. Theo firstpagesage, các trang đứng ở vị trí đầu tiên nhận được 39,6%, vị trí thứ hai – 18,4%, vị trí thứ ba – 10,1%, v.v.
Google Search Feature
|
CTR
|
---|---|
Search Position 1
|
39.6%
|
Search Position 2
|
18,4%
|
Search Position 3
|
10.1%
|
Search Position 4
|
7.6%
|
Search Position 5
|
5.1%
|
Search Position 6
|
4.7%
|
Search Position 7
|
3.5%
|
Nhiều SEOs tin rằng CTR là một yếu tố xếp hạng quan trọng, trong khi những người khác phản đối và cho rằng Google sẽ không bao giờ xem xét nó. Để khách quan cùng lắng nghe quan điểm từ cả 2 phía.
Bản thân thứ hạng bị ảnh hưởng bởi dữ liệu nhấp chuột. Nếu chúng tôi phát hiện ra rằng, đối với một truy vấn cụ thể, theo giả thuyết, 80 phần trăm người nhấp vào kết quả số 2 và chỉ 10 phần trăm nhấp vào kết quả số 1, sau một thời gian, chúng tôi đoán có thể kết quả 2 là kết quả mà mọi người mong muốn. Vì vậy, chúng tôi sẽ chuyển đổi vị trí của chúng.
Tuy nhiên, bạn có thể cho rằng Google hay các công cụ tìm kiếm đã phát triển hơn rất nhiều so với 10 năm trước, và giám đốc hiện tại cũng không phải là Edmond Lau.
Phát biểu đó có thể đã cũ và Google hay các công cụ tìm kiếm đã cập nhật rất nhiều thuật toán.
Vậy cùng đến với một thứ đáng tin cậy hơn, các bằng sáng chế.
Bằng sáng chế Modifying search result ranking based on implicit user feedback and a model of presentation bias có đoạn:
[…] Tương tác của người dùng đối với các kết quả tìm kiếm cụ thể hoặc bảng kết quả có thể được xem xét, các kết quả mà người dùng thường nhấp vào sẽ nhận được thứ hạng cao hơn.
Bằng sáng chế của Google đề cập rõ ràng rằng dữ liệu người dùng có thể được sử dụng như một công cụ sửa đổi thứ hạng để xác định thứ hạng của một trang trong kết quả tìm kiếm.
Một bằng sáng chế khác US09092510 – MODIFYING SEARCH RESULT RANKING BASED ON A TEMPORAL ELEMENT OF USER FEEDBACK
“Nhấp chuột của người dùng (dữ liệu nhấp chuột) có thể được theo dõi và đánh giá theo mô hình user feedback model, trong đó thời gian của các nhấp chuột được tính đến.
Ví dụ: khi một truy vấn nhất định tích lũy đủ số lần nhấp để được coi là thường xuyên (ví dụ: 100 lần nhấp) thì trọng số có thể được chỉ định cho mỗi lần nhấp theo thời gian của nó.
Điều này có thể làm giảm các tác động tự củng cố trong các truy vấn thường xuyên, trong đó một tài liệu nhất định thu thập được càng nhiều nhấp chuột thì tài liệu đó càng có nhiều khả năng đạt vị trí tốt trên trang kết quả trong tương lai và thu thập được nhiều nhấp chuột hơn nữa.
Các truy vấn không thường xuyên, thường có ít dữ liệu nhấp chuột hơn, có thể được giữ nguyên.”
Các bằng sáng chế chỉ ra rằng CTR có ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa. Tuy nhiên, đại diện khác của Google tiết lộ rằng những gì được mô tả trong bằng sáng chế phần nhiều dùng để bảo vệ các quy trình khỏi các công cụ tìm kiếm khác.
Điều này cũng giống như việc đăng ký nhiều ngành nghề trong giấy phép kinh doanh để từ đó yên tâm làm ăn không phải lo đến các thủ tục pháp lý nữa.
Tháng 6 năm 2015, Rand Fishkin đã tiến hành 1 cuộc thử nghiệm khi yêu cầu những người theo dõi trên Twitter của mình google từ khóa “best grilled steak”. Họ phải nhấp vào kết quả đầu tiên, nhấp “quay lại” ngay khi tải trang, sau đó nhấp vào kết quả thứ tư và ở lại trang web lâu hơn.
Kết quả sau 70 phút, trang từ vị trí #4 thay thế cho kết quả #1.
Thử nghiệm này một lần nữa được nhắc lại qua chương trình Google Q&A show, Search quality senior strategist at Google, Andrey Lippatsev, giải thích rằng:
Theo ý kiến của tôi, phỏng đoán tốt nhất của tôi ở đây là mối quan tâm chung mà bạn tạo ra xung quanh chủ đề đó và bạn tạo ra chính xác loại tín hiệu mà chúng tôi đang tìm kiếm, lượt đề cập và Links cũng như các tín hiệu mạng xã hội, về cơ bản là nhiều liên kết đến trang hơn, nhiều lượt đề cập hơn về từ khóa này.
Tôi cho rằng nó sẽ đẩy thứ hạng từ khóa lên một thời gian cho đến khi chúng tôi có thể xác nhận rằng không có cái nào trong số đó có liên quan đến mục đích của người dùng, tôi cho là vậy.
Cùng đến với một thử nghiệm khác từ Bartosz Góralewicz từ Search Engine Land.
Mục tiêu trong thử nghiệm này là tách CTR khỏi các yếu tố xếp hạng khác xem liệu nó có thực sự ảnh hưởng tới thứ hạng từ khóa hay không.
Các thông số:
Kết quả: Tổng cộng 35,573 lượt nhấp, CTR tăng lên 78,3% tuy nhiên vị trí của trang giữ nguyên không biến động; sau hơn 2 tháng, thứ hạng bắt đầu giảm mạnh.
Thử nghiệm này chứng minh CTR không phải là một yếu tố xếp hạng trực tiếp. Nó có thể bị thao túc một cách dễ dàng.
Ngoài ra CTR phụ thuộc nhiều vào vị trí, các trang xếp vị trí cao hơn sẽ có cơ hội nhận được nhiều nhấp chuột hơn dẫn đến khó khăn để đánh giá tác động của CTR lên các trang đã có vị trí cao trong SERP.
Mặc dù CTR không ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng từ khóa nhưng đây vẫn là một thông số quan trọng. Nó cho bạn biết những trang nào đang hoạt động tốt, những trang nào không.
Vì vậy, theo dõi thường xuyên các trang trên website nhận được bao nhiêu nhấp chuột trong Google Search Console.
Dwell Time là khoảng thời gian dừng của người dùng trên trang, được tính từ sau khi nhấp vào kết quả trong SERP và trước khi quay trở lại trang tìm kiếm.
“Thời gian dừng càng cao – càng tốt” vì điều đó có nghĩa rằng nội dung trên trang mang lại giá trị cho người dùng.
Dwell time được Duane Forrester – cựu Giám đốc dự án cấp cao tại Bing, đề cập lần đầu tiên vào năm 2011 trên Bing Webmaster Blog.
Mục tiêu của bạn là đáp ứng nhu cầu của người dùng khi họ truy cập vào website, giữ họ ở lại với bạn. Nếu nội dung trang không khuyến khích họ ở lại với bạn, họ sẽ rời đi. Các công cụ tìm kiếm có thể hiểu được điều này bằng cách xem thời gian dừng.
Google, Bing hay các công cụ tìm kiếm khác luôn muốn cung cấp những câu trả lời phù hợp nhất với truy vấn của người dùng.
Tuy nhiên không phải thời gian dừng nào cũng hữu ích, Short dwell time – thời gian dừng ngắn đôi khi mang lại tín hiệu xấu cho trang web.
Giả sử bạn muốn tìm câu trả lời nhanh cho một số truy vấn không có đoạn trích nổi bật hay answer box trong SERP. Bạn sẽ truy cập vào trang #1, tìm câu trả lời trong 10s hoặc ít hơn, sau đó rời đi. Nếu hàng nghìn người dùng làm như vậy, dwell time của trang đó sẽ cực kỳ thấp.
Điều đó có nghĩa là trang này cung cấp trải nghiệm người dùng thấp?
Có thể đúng, nhưng cũng có thể vì người dùng nhanh chóng tìm được câu trả lời mà họ muốn.
Google nên giảm xếp hạng trang này vì thời gian dừng thấp?
Không, bởi người dùng đã tìm được câu trả lời thích hợp và họ thoát- vì vậy dwell time trong trường hợp này là không cần thiết.
Dwell time tương đối quan trọng với các website tin tức, website tổng hợp có nội dung dài. Bằng cách cải thiện nó, bạn cũng sẽ cải thiện được chất lượng tổng thể toàn site qua đó đạt thứ hạng cao hơn trong bảng kết quả.
Mặc dù không có cách nào trực tiếp theo dõi thời gian dừng của website nhưng bạn có thể theo dõi time on page, pageviews để biết người dùng xem trang nào lâu nhất và phân tích chúng để hiểu lý do tại sao người dùng thấy nội dung đó thú vị.
Bạn có thể tăng thời gian dừng bằng nhiều cách khác nhau:
Bounce rate là phần trăm người dùng truy cập vào trang đơn trên website của bạn. Tỷ lệ thoát cao không đồng nghĩa với trải nghiệm người dùng thấp bởi người dùng có thể đã tìm thấy câu trả lời thích hợp và rời đi mà không xem thêm các trang khác.
Pogo-sticking xảy ra người dùng nhấp vào trang web của bạn trên SERP sau đó nhấn quay lại và nhấp vào 1 kết quả khác. Đây có thể biểu hiện sự không hài lòng của người dùng với nội dung trang.
Google có sử Bounce rate và pogo-stick để xếp hạng các trang web không?
Tỷ lệ thoát cao không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với nội dung mỏng, hơn nữa còn phụ thuộc vào từng ngành nghề, từng lĩnh vực.
Theo số liệu từ contentsquare, tỷ lệ thoát trung bình trong lĩnh vực B2B đạt 75% trong khi lĩnh vực năng lượng chỉ 38%, du lịch 42%. Tỷ lệ thoát giữa các thiết bị khác nhau cũng khác nhau với 45% Desktop, 49% Mobile, 42% Table
Nếu 1 trang không nhằm mục đích điều hướng người dùng đến trang khác trên website, Google không thể phạt nó vì tỷ lệ thoát cao.
John Mueller đã xác nhận trong video English Google Webmaster Central office:
Tôi nghĩ rằng có một chút hiểu lầm ở đây rằng chúng ta đang xem xét những thứ như tỷ lệ thoát của Analytics khi nói đến xếp hạng websites và điều đó chắc chắn không phải vậy.
Tỷ lệ thoát không thể là một phép đo đáng tin cậy về chất lượng của trang web. Rất ít khả năng Google sử dụng nó làm yếu tố xếp hạng trực tiếp, vì vậy bạn không nên tập trung quá nhiều vào số liệu này.
Nhưng nếu bạn muốn xem về tỷ lệ thoát của một trang cụ thể, hãy chuyển đến Analytics > Behavior > Site Content > All Pages.
Pogo-sticking được kết nối chặt chẽ với Dwell time. Các lý do khiến người dùng rời khỏi trang của bạn sớm:
Google’s John Mueller khẳng định, Google không xem xét chỉ số Pogo-sticking khi xếp hạng từ khóa.
Chúng tôi cố gắng không sử dụng các tín hiệu như vậy khi tìm kiếm. Có rất nhiều lý do khiến người dùng có thể quay đi quay lại hoặc xem những thứ khác nhau trong kết quả tìm kiếm hoặc chỉ ở lại một thời gian ngắn trên một trang và quay lại lần nữa. Tôi nghĩ rằng điều đó thực sự khó để tinh chỉnh và nói, "tốt, chúng tôi có thể biến điều này thành một yếu tố xếp hạng.
Các bài đánh giá là tín hiệu xếp hạng nổi bật trong SEO Local. Đây cũng là một trong những lần hiếm hoi Google thừa nhận một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới ranking.
Ngoài ra các bài nghiên cứu LOCAL SEO RANKING FACTORS cũng thảo luận sử dụng vị trí như một tín hiệu xếp hạng với các truy vấn về sản phẩm, dịch vụ.
Khuyến khích người dùng để lại đánh giá, review tốt trên Google Map điều này sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể thứ hạng từ khóa trong SEO Local
Click depth là số lần nhấp chuột để đến 1 trang cụ thể bắt đầu từ trang chủ. Bản thân trang chủ có click depth bằng 0
Page depth là số trang trung bình mà người dùng đã truy cập trong 1 phiên. Tham số này có liên quan chặt chẽ tới bounce rate và exit rate.
Page depth vs Click depth có tác động trực tiếp tới thứ hạng từ khóa không?
Để đến được bài viết này, bạn phải thực hiện hai lần nhấp chuột
Trang chủ (0)> Search Engine (1) > Tác động của User Behavior tới thứ hạng tìm kiếm (2)
Google’s John Mueller xác nhận rằng Click Depth quan trọng hơn cấu trúc URL của trang.
Điều quan trọng đối với chúng tôi là việc tìm thấy nội dung một cách nhanh chóng. Vì vậy, nếu trang chủ của bạn nói chung là trang mạnh nhất trên website và từ trang chủ, phải mất nhiều lần nhấp chuột để đến cửa hàng, thì điều đó khiến chúng tôi nghi ngờ rằng cửa hàng này có thực sự quan trọng .
Mặt khác, nếu chỉ bằng một cú nhấp chuột từ trang chủ đến trang cửa hàng, thì điều đó cho chúng tôi biết rằng những cửa hàng này có thể khá quan trọng và có lẽ nên cân nhắc chúng một chút trong kết quả tìm kiếm.
Vì vậy, vấn đề cần quan tâm là độ sâu nhấp chuột tới nội dung đó hơn là cấu trúc URL của chính nó trông như thế nào.
Để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt và hiển thị cho công cụ tìm kiếm những trang nào là quan trọng nhất, bạn cần cấu trúc website một cách hợp lý.
Độ sâu trang cho biết mức độ quan tâm của mọi người đến nội dung trang web nhưng không ảnh hưởng đến thứ hạng website. Người dùng truy cập sâu vào trang web như thế nào không quan trọng- nếu họ đang đọc nội dung của một trang cụ thể đủ lâu.
Page Depth cũng giống như Bounce rate – có thể người dùng đã tìm thấy câu trả lời và không cần khám phá thêm trang nào nữa.
Social Media ảnh hưởng gián tiếp đến SEO khi:
Khi nhiều người chia sẻ nội dung của bạn trên khắp các nền tảng Social Media, nó tạo ra các tín hiệu cho thấy bài đăng của bạn hữu ích cho người dùng.
Nghiên cứu của CognitiveSEO khi phân tích 23 triệu lượt chia sẻ trên mạng xã hội chỉ ra rằng lượt Likes, Shares, Comments mà bài băng của bạn nhận được giúp cải thiện kết quả tìm kiếm.
Ghi chú
Con người là sinh vật khó hiểu nhất hành tinh đồng nghĩa với việc hành vi của họ cũng vô cùng khó hiểu.
Nếu bạn nghĩ rằng có thể tạo 1 tool giả lập hành vi người dùng để thao túng kết quả thì nên dừng lại, 10 năm trước người ta đã làm, làm rất nhiều và thất bại.
User Behavior thực sự quá phức tạp không chỉ với vài dòng lệnh if else là có thể mô phỏng được. Có thể trong giai đoạn đầu sẽ mang lại 1 vài kết quả nhưng theo thời gian Google hay các công cụ tìm kiếm với đầy đủ dữ liệu trong tay chắc chắn sẽ lọc, phạt nặng website.
Những gì bạn cần làm bây giờ là hiểu User Behavior để đo lường và cải thiện chất lượng nội dung mỗi ngày. Chắc chắn điều này sẽ giúp website của bạn cải thiện thứ hạng và tăng trưởng bền vững.
Nguồn tham khảo trong bài viết:
Support.google.com
Link-assistant.com
Patents.google.com
Searchengineland.com
Searchenginejournal.com
Developers.google.com
Bài viết trong chương: 3 Search Feature
Blog
Top Content
Copyright © 2022 SEO69